DMCA.com Protection Status

Email:

xedapfbike@gmail.com

Hotline:

092.987.6666 - 092.481.6666
Loading...

Danh mục

Cơ Bản mọi thứ về xe đạp thể thao ( phần 7 Cuối ) Kích thước chuẩn và kiểm tra xe ! Nguồn Otofun

ngày:

27/10/2018

  lượt xem:

5020

Kích thước của xe

Khi đứng như trong hình, phải có khoảng trống ít nhất là 2,5 cm giửa ống típ ngang và đáy quần. Với xe mtb, khoảng trống này nên từ 5 đến 7,5cm.


3. Làm quen với các bộ phận điều khiển của xe

Sử dụng sai các bộ phận điều khiển của xe có thể gây nguy hiểm. Do vậy trước khi chạy lần đầu với tốc độ cao hoặc trên các địa hình khó, bạn nên chạy chậm trên đường vắng xe để làm quen với xe và các bộ phận điều khiển của nó.

4. Làm quen và điều chỉnh thắng xe cho phù hợp

Bạn cần làm quen với thắng xe, và điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn.

5. Tránh để mũi giày chạm vào bánh xe

Khi chạy ở tốc độ chậm, bạn không nên đạp lúc đang bẻ lái, vì có thể làm cho mũi giày chạm vào bánh xe, làm xe mất điều khiển. Khi chạy ở tốc độ trung bình hoặc lớn, thì góc bẻ lái nhỏ, bạn sẽ không sợ điều này xảy ra.


6. Kiểm tra xe trước mỗi chuyến lần chạy

Trước mỗi lần chạy xe, bạn cần kiểm tra xe theo danh sách dưới đây. Nếu phát hiện có bộ phận nào bị hư, bạn cần thay thế hoặc mang đến tiệm sửa xe.

1. Bánh xe
2. Áp xuất lốp xe
3. Thắng xe
4. Tay lái và stem
5. Yên và cốt yên
6. Điều chỉnh ống nhúng
7. Đèn và guơng phản chiếu
8. Khung xe, fork và các bộ phận

Bánh xe:

kiểm tra xem bánh xe có đều không. Nhấc xe lên rồi quay bánh xe. Nếu niền xe (rim) nhảy lên xuống, hoặc lắc qua lại, thì nên thay thế hoặc sửa.

Kiểm tra xem khóa gài bánh xe có chắn chắn không


Nhấc bánh xe lên rồi vỗ vào bánh xe xem nó có rơi ra hoặc bị lệch không

Kiểm tra áp suất lốp xe có đúng như trong hướng dẫn ghi trên vỏ xe không.

Thắng xe (Phanh):

Với thắng xe loại Hand-rim brake , má thằng phải song song với niền xe ( hình A), khoảng cách giửa má thằng và niền xe là 1-2mm ở trạng thái bình thường ( không bóp thắng) như hình B.


Với thắng đĩa, má thắng phải cách đĩa từ 0.25 – 0.75mm ở trạng thái bình thường.

Bóp thắng trước và sau lần lượt để kiểm tra xem có ăn không. Bóp tay thắng và đo khoảng di chuyển của tay thắng. Nếu >15mm là thắng quá rộng, nếu <7mm là quá chật, cần điều chỉnh.

Kiểm tra độ căng của dây sên ( với xe có líp và đĩa cố định ): dùng ngón tay để nâng dây sên lên xuống. Khoảng di chuyển phải từ 6-12mm .Nếu ít hay nhiều hơn thì phải điều chỉnh.


Tay lái và stem ( hình như còn gọi là phooctăng)


Kiểm tra xem stem có thẳng hàng với bánh trước không. Kẹp bánh trước giửa 2 chân, rồi bẻ tay lái sang 2 bên xem có di chuyển không, vặn tay lái xem có xoay được không. Nếu có thì phải cố định lại. Kiểm tra các dây cáp có bị căng hoặc xoắn khi bẻ tay lái sang 2 bên không.

Yên và cốt yên

Kiểm tra bằng cách xoay yên sang 2 bên, và kéo đầu yên lên/xuống. Nếu yên di chuyển được thì phải cố định lại

Ống nhún

Bảo đảm rằng ống nhún được điều chỉnh cho thích hợp với cấp độ của xe ( xem cấp độ xe trong phần 1). Kiểm tra để bảo đãm là có một khoảng cách an toàn khi ống nhún đã nhún xuống hết cở. 

Kiểm tra đèn và gương phản chiếu ( nếu có), bảo đãm rằng đèn đã đuợc nạp đầy điện và có thể hoạt động được.

Sườn, fork và các bộ phận liên quan

Cẩn thận kiểm tra sườn xe, fork và các bộ phận liên quan trước và sau khi chạy xe, để tìm các dấu hiệu của sự làm việc quá sức ( fatigue) của các bộ phận này, đó là các dấu hiệu:

• Vết lõm
• Vết nứt
• Vết trầy sướt
• Sự méo mó, biến dạng
• Sự thay đổi màu sắc, biến màu, bạc màu
• Tiếng động không bình thường

Việc kiểm tra này đặc biệt cần thiết nếu như chiếc xe vừa trải qua những chấn động mạnh ( như lao qua những hố to), hoặc chạy trên địa hình xấu.

Cách mà bạn chạy xe sẽ ảnh hưởng đến độ bền của suờn xe và các bộ phận khác. Nếu bạn chạy một cách mạnh mẽ (hard or aggressively), thì bạn sẽ phải thường xuyên thay thế phụ tùng hơn là nếu bạn chạy một cách nhẹ nhàng và cẩn thận (smoothly or cautiously). Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng độ bền của xe như là trọng lượng, tốc độ chạy, kỷ thuật chạy, môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn…). Điều quan trọng là bạn phải tự đánh giá được thời gian cần thiết để thay thế các phụ tùng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi nhà cung cấp xe. Và có một quy luật chung, đó là bạn càng thường xuyên thay thế các phụ tùng bị hao mòn, thì bạn càng được an toàn.

Kiểm tra sản phẩm làm bằng sợi carbon

CHÚ Ý: Các bộ phận làm bằng sợi carbon có thể bi hư hỏng đột ngột. Hãy kiểm tra các bộ phận làm bằng carbon thường xuyên. Nếu xe bị ngã, hoặc va chạm mạnh, hoặc bộ phân bằng carbon bị nguy hiểm, hãy ngay lập tức dừng xe lại, và mang xe đến nơi bảo hành để kiểm tra.

Sợi carbon nằm trong số các vật liệu cứng nhất được dùng để sản xuất xe đạp. Mặc dù vậy, sợi carbon có những đặc tính khác với các vật liệu kim loại, và cần được kiểm tra cẩn thận để tránh sự hư hỏng.

Không giống với các bộ phận bằng vật liệu kim loại, sản phẩm bằng sợi carbon có thể bị hư hỏng mà không có dấu hiệu của bị uốn cong, bị phồng dộp hoặc biến dạng. Các dấu hiệu hư hỏng của nó có thể không nhận thấy, hoặc không rõ ràng. Do vậy, nếu bạn cảm thấy nghi ngờ sự toàn vẹn của các bộ phận bằng carbon, bạn không nên xử dụng xe.

Cẩn thận khi thao tác với các bộ phận bằng carbon bị nghi ngờ hư hỏng. Khi một bộ phận bằng carbon bị hỏng, có thể các sợi carbon sẽ đưa ra ngoài. Sợi carbon nhỏ hơn sợi tóc, nhưng rất cứng, và có thể đâm vào da của bạn.

Quy trình kiểm tra các sườn, fork, các bộ phận bằng carbon như sau:

• Kiểm tra xem có vết trầy, phồng, bong hoặc các dấu hiệu bất thường của bề mặt
• Kiểm tra độ cứng chắc của các bộ phận
• Kiểm tra xem có sự tách lớp ( delamination ) của bộ phận không?
• Lắng nghe tiếng động bất thường từ các bộ phận ( tiếng cót két, tiếng click.. )

Những kiểm tra này thì khó mô tả chính xác, do vậy bạn có thể xem thêm trên video có trong CD của nhà cung cấp kèm theo, hoặc trên website.

Cách kiểm tra bề mặt
1. Lau sạch bộ phận bằng carbon với vải ẩm mềm
2. Nhìn gần để tìm các vết trầy, phồng, bong tróc, nứt, hoặc sợi carbon lộ ra ( nó nhìn giống các sợi tóc nhỏ), và các dấu hiệu bất thường khác của bề mặt.

Cách kiểm tra độ cứng của bộ phận

Tác động lên các bộ phận giống như đang sử dụng (nhưng không được chạy xe), rồi nhờ một người khác quan sát để tìm sự biến dạng không mong muốn. Thí dụ ngồi nhẹ lên yên xe, rồi quan sát xem cốt yên có bị cong không?

Cách kiểm tra sự tách lớp của bộ phận

1. Lau sạch bộ phận bằng vải ẩm mềm
2. Dùng một đồng xu để gỏ nhẹ lên nơi nghi ngờ bị hỏng, rồi so sánh với nơi khác ( hoặc với một phận khác)
3. Lắng nghe rồi so sánh sự khác biệt trong âm thanh. Tìm dấu hiệu của sự rổng, âm thanh đục, hoặc bất kỳ âm thanh nào cho thấy nó không cứng chắc.

Tuân thủ các quy định về an toàn cho người đi xe đạp

Tìm hiểu và tuân thủ theo các quy định dành cho người đi xe đạp tại nơi bạn sinh sống. Các quy định này có thể khác nhau tùy theo địa phương và quốc gia. Dưới đây là vài quy định trong số các quy định quan trọng cho người chạy xe đạp:

• Dùng tín hiệu bằng tay thích hợp.
• Chạy thành hàng dọc khi đi số lượng nhiều.
• Chạy trên làn đường thích hợp, không chạy nguợc chiều.

Chạy với sự cảnh giác với các sự cố không mong đợi. Một người chạy xe đạp thì khó được nhìn thấy. Nhiều lái xe khác ( mô tô, ô tô, xe tải..) thì không được huấn luyện để nhận thấy một người đi xe đạp.

Quan sát xe hơi, người đi bộ và những chướng ngại vật khác. Cẩn thận tránh những chổ lồi lõm, rảnh thoát nước, và những chướng ngại có thể gây va chạm mạnh với bánh xe hoặc trượt bánh xe. Khi chạy cắt ngang đường ray xe lửa, hoặc rảnh thoát nước, hãy chạy cắt ngang theo góc 90 độ. Nếu bạn không chắc chắn về bề mặt đường, hãy xuống xe và dắt bộ.


Nếu một xe hơi thình lình cắt ngang đường đi của bạn, hoặc ngừng đột ngột, hoặc mở cửa xe, bạn có thể bị tai nạn. Vì vậy hãy gắn chuông hoặc còi trên xe, và dùng nó để báo hiệu cho mọi người sự có mặt của bạn.

Đội nón và các trang phục bảo vệ thích hợp

Đội nón bảo vệ khi chạy xe. Nón phải đáp ứng tiêu chuẩn của CPSC hoặc CE. Nón phải được tháo ra khi không chạy xe. Nếu nón bị kẹt, người đội nón có thể bị nghẹt thở.



Trang phục bảo vệ gồm nón, kính mắt và găng tay. Tránh mặt quần dài và rộng, vì nó có thể mắc vào dây sên. Hãy mặt quần áo màu sáng, phản chiếu ánh sáng để người khác dễ nhận thấy bạn, đặc biệt là vào ban đêm.

Chạy xe trong các điều kiện khác nhau

Chạy trên đường ẩm ướt

Không có hệ thống thắng nào có thể làm việc hiệu quả trong điều kiện ẩm ướt giống như khi trời khô. Ngay cả khi hệ thống thắng được bảo trì và bôi trơn tốt, thì vẫn cần một lực bóp thắng mạnh hơn, và một khoảng cách dừng dài hơn khi bóp thắng. Vì vậy hãy dự đoán khoảng đường dài hơn để dừng khi bóp thắng. Đường ướt sẽ làm giãm lực bám đuờng, do vậy hãy quẹo cua với góc rộng hơn, chẳng hạn khi chạy trên lá cây ướt, vạch sơn đường, nắp cống…

Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đóng băng, độ bám đường còn giãm thấp hơn nữa, và hệ thống thắng sẽ không còn làm việc tốt. Do vậy hãy chạy với tốc độ thích hợp, hoặc dùng phương tiện di chuyển khác.

Trong điều kiện ẩm ướt, hệ thông đèn sẽ không hoạt động tốt. Tránh chạy xe trong điều kiện ẫm ướt hoặc trời mưa, khi mà tầm nhìn bị giãm.

Gió mạnh có thể làm lạc tay lái. Do vậy nên chạy chậm hoặc dùng các phương tiện di chuyển khác.

Cẩn thận khi chạy trong điều kiện thiếu sáng

Xe của bạn đã được gắn kèm hệ thống gương phản chiếu kèm theo xe. Hãy giử chúng được sạch sẽ. Tuy vậy, hệ thông gương này sẽ không giúp bạn có thể nhìn thấy, hoặc được nhìn thấy, trừ khi có đèn chiếu trực tiếp vào chúng. Do vậy, hãy gắn đèn chiếu sáng phía trước và sau xe khi chạy trong đêm tối.

Không dùng những cách chạy xe không an toàn

Nhiều tai nạn gây ra bởi những cách chạy xe không an toàn, bao gồm:

* Chạy xe mà không cầm tay lái
* Mắc vật nặng không được cố định lên tay lái, hoặc lên bộ phận khác của xe
* Chạy xe trong tình trạng say rượu, hoặc dùng các loại thuốc gây buồn ngủ.
* Chạy xe “chở đôi”

Chạy với sự cẩn thận cao độ khi chạy xe ngoài đường nhựa ( off road). Chỉ được chạy trên đường mòn. Tránh đá, nhánh cây và những chổ lún. Khi đến gần chỗ dốc xuống, hãy giãm tốc độ, hạ thấp và dồn cơ thể về phía sau, dùng thắng sau nhiều hơn là thắng trước.

Không chạy xe trong điều kiện đường không thích hợp với loại xe của bạn (xem các loại xe trong phần 1).

Tất cả các bộ phận của xe đều có giới hạn thời gian sử dụng (tuổi thọ). Giới hạn này tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, lực căng và sự mõi của bộ phận. Sự mõi của bộ phận do bị tác động bởi lực nhẹ, nhưng lập lại nhiều lần, có thể làm bộ phận bị hư hoặc gãy vở. Tuổi thọ của mỗi bộ phận tùy thuộc vào thiết kế, vật liệu, cách sử dụng, và chăm sóc. Mặc dù khung xe và các bộ phận làm bằng vật liệu nhẹ (carbon, titan..) có thể có tuổi thọ dài hơn là làm bằng vật liệu nặng hơn(nhôm, thép ), nhưng nó cũng cần được chăm sóc và kiểm tra thường xuyên hơn.

Tránh chạy quá nhanh

Chạy nhanh hơn sẽ gây tác động lực mạnh hơn lên các bộ phận, và tăng nguy cơ bị hư hỏng. Bánh xe sẽ dễ bị trượt hơn, và những chấn động nhẹ sẽ có tác động mạnh hơn lên khung và fork xe. Vì vậy, hãy luôn giữ xe ở tốc độ mà bạn có thể kiểm soát được.

Sử dụng thắng đúng cách

Luôn luôn giử khoảng cách an toàn giửa bạn và các phương tiện phía trước. Điều chỉnh khoảng cách thắng và lực thắng phù hợp với điều kiện đường. Bóp đồng thời cả 2 thắng trước và sau. Nếu bạn bóp thắng trước nhiều hơn, hoặc chỉ bóp thắng trước, xe của bạn có thể bị nhấc bánh sau khỏi mặt đất, và bị mất điều khiển.


Nhiều hệ thống thắng mới được thiết kế rất “ăn”, kể cả khi đuờng ướt hoặc sình lầy. Nếu bạn thấy thắng quá “ăn” và không phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, hãy đổi loại thắng khác.

Motor và BMX thì bộ thắng được chia ra theo nhiệm vụ:

Thắng sau là thắng giảm tốc, còn thằng trước là thắng an toàn. 

Bánh sau là bánh dẫn động nên thắng sau có nhiệm vụ giảm tốc độ, do khi chạy người lái hướng về phía trước, hướng tạo mômen xoay của lực đạp cũng hướng ra trước, lực tay lái ấn xuống bánh trước nên rất khó để dùng thắng sau dừng hẳn xe lại trừ khi tốc độ rất tháp. Nếu bóp thắng sau chết, quán tính sẽ kéo xe đi và làm bánh sau trượt (slide or drift?), lúc này xe sẻ mất trọng tâm, rất nguy hiểm.

Thắng trước do có sự trợ lực của lực ấn tay lái hướng xuống đất nên dễ dừng xe lại hơn, tuy nhiên khi đang chạy tốc độ cao, bóp đột ngột thắng trước sẽ tạo nên mômen quay với trục quay là trục bánh trước, khến cho người lái bị lao ra phía trước, cũng rất nguy hiểm. Nhất là với xe có giảm sóc trước, khi bóp thắng, lực ấn tay lái sẽ ấn ống nhún xuống khiến cho trọng tâm xe bị đẩy lên cao càng dễ bị lật hơn.

Quy thắng phanh em thường áp dụng là:

- Giảm tốc -> dừng: tức là dùng thắng sau để giảm tốc đến tốc độ an toàn có quán tính nhỏ thì dùng thắng trước.
- Cách bóp: Feathering, tức là bóp nháy. Với thắng sau bóp lần đầu hơi lâu 1 chút, rồi sau đó bóp nháy với khoảng thời gian ít hơn để giảm dần tốc độ. Áp dụng chiêu này vành và má phanh sẽ ít bị mòn hơn, và bánh xe cũng ko bị đóng cứng. Với thắng trước thì ngược lại, bóp nháy và thời gian bóp tăng dần.
- Khi phanh dồn trọng tâm người thấp xuống và đưa trọng tâm ra phía sau.

Sử dụng tay đề đúng cách

Tay đề cho phép bạn chọn tỷ số truyền động thich hợp. Có 2 loại : loại gắn bên ngoài (derailleur – tạm dịch là bộ sang số) và loại gắn trong.

Tay đề bên trái điều khiển bộ sang số trước ( số đĩa), tay đề bên phải điều khiển bộ sang số sau ( số líp). Không được điều khiển đồng thời 2 tay đề. Chỉ điều khiển tay đề (đổi số) khi đang đạp pedal về phía trước. Khi bạn đang đổi số, hãy đạp nhẹ nhàng lên pedal để việc đổi số dễ dàng hơn, tránh cho dây sên bị uốn cong, và tránh bị tuột sên. Tránh sang số khi đang chạy qua chổ đường dằn xóc, vì có thể làm tuột sên.

Bảo quản và chăm sóc xe

Mua khóa chống cắt để bảo vệ xe của bạn khỏi bọn trộm. Không được rời khỏi xe không được khóa mà không có sự giám sát cẩn thận.

Đậu xe an toàn

Khi ngừng xe, hãy để xe bạn nằm ngoài đường đi của xe khác, và bảo đãm cho nó không bị ngã. Không dựa xe bằng bộ sang số sau, vì có thể làm cong bộ sang số. Không để xe bị ngã hoặc nằm ngang, vì có thể làm rách tay nắm và yên xe. Sử dụng bộ cố định xe (racks) không đúng cách, có thể làm cong bánh xe.

Bảo quản xe cẩn thận

Khi không sử dụng xe, hãy để nó ở nơi tránh nước, tuyết, ánh nắng. Không để xe gần motor điện, vì khí ozon có thể phá hủy sơn và cao su. Nước sẽ làm rỉ sét các bộ phận kim loại. Ánh nắng mặt trời sẽ làm phai màu sơn, và phá hủy bộ phận bằng cao su.

Nếu bạn dự định không sử dụng xe trong thời gian dài, hãy lau sạch xe, bôi dầu. Xả bớt hơi ra khỏi bánh xe, và treo xe lên khỏi mặt đất.

Các dụng cụ sửa chữa

Mang theo xe các dụng cụ sửa chữa như bơm, ruột xe, cây mở ốc để bạn có thể tự sửa chữa xe trên đường đi. Nếu bạn đi vào ban đêm, hãy mang theo pin và bóng đèn dự phòng.

Chỉ sử dụng phụ tùng đúng loại

Chú ý quan trọng: không được tác động lên sườn xe và fork như là cưa, dũa, khoan, gắn fork không tương thích và làm những tác động khác tương tự. Bất cứ sự tác động nào như trên sẽ gây lực căng lên sườn, fork và làm chúng bị phá hủy.

Không phải bất cứ loại phụ tùng nào cũng có thể gắn lên xe của bạn. Thí dụ một giá chở trẻ em có thể làm ảnh hưởng đến sự ổn định của xe. Nếu bạn không chắc về sự tương thích của phụ tùng mà bạn định gắn thêm hoặc thay thế, hãy hỏi nhà cung cấp xe.

Giử xe của bạn sạch sẽ

Nếu xe bạn bị dơ, hãy lau nó với vãi mềm và ướt cùng với nước dùng để lau xe, hoặc nước rửa chén pha loảng. Không được dùng các dung dịch tẩy hoặc hóa chất để lau xe, vì chúng có thể làm hư lớp sơn.

Giử gìn xe khi sửa chữa hoặc vận chuyển

Không được cột hoặc dùng dụng cụ cố định sườn xe trong lúc đang vận chuyển hoặc sửa chữa. Vì điều này có thể làm hư lớp sơn, làm móp, méo sườn xe, hoặc thậm chí làm phá hủy một số loại khung sườn làm bằng vật liệu nhẹ.

Khi cần cố định xe để sửa chữa, hãy cố định cốt yên. Khi cần cố định xe để vận chuyển, hãy cố định bánh xe và fork tips.

Khi bạn cần vận chuyển xe bằng phương tiện khác, hãy chú ý kê (độn) xe, và sử dụng thùng đựng xe.

Bảo trì xe của bạn

Lịch bảo trì dưới đây cho xe sử dụng trong điều kiện bình thường. Nếu bạn chạy xe thường xuyên, hoặc chạy trong điều kiện mưa, tuyết, đường xấu, bạn cần bảo trì xe thường xuyên hơn. Nếu có một bộ phận có dấu hiệu hư hỏng hoặc không hoạt động bình thường, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế nó trước khi tiếp tục sử dụng xe. Với xe mới mua, cần kiểm tra độ căng của các dây cáp, và tình trạng của các bộ phận khác. Sau khi mua xe 2 tháng, bạn cần mang xe đến nơi bán để kiểm tra lại tình trạng của xe.

Kiểm tra trước mỗi lần chạy xe

Bánh xe ( niền, vỏ)
Áp xuất ruột xe
Thắng
Tay lái và stem
Yên và cốt yên
Ống nhún
Đèn và gương phản chiếu
Sườn, fork và các bộ phận của nó

Bảo trì hàng tuần

Lau sạch xe
Kiểm tra căm
Kiểm tra và bôi trơn ống nhún trước, sau

Bảo trì hàng tháng

Kiểm tra độ gắn chặt của tay lái và stem
Kiểm tra độ gắn chặt của yên và cốt yên
Kiểm tra sên
Kiểm tra độ mòn của dây cáp
Kiểm tra và bôi trơn tay đề, bộ sang số
Kiểm tra các vòng bi
Kiểm tra các tay thắng và miếng đệm
Kiểm tra độ mòn của niền xe

Bảo trì hàng năm

Bôi trơn tay lái và stem
Bôi trơn cốt yên
Siết lại pedal và bạc đạn
Siết lại bạc đạn đùm xe
Siết lại bạc đạn cổ
Siết lại cốt đùm xe
Siết lại phuộc nhún trước

Dụng cụ cần để bảo trì xe

Dụng cụ đo lực vặn/siết có chia độ lb/in hoặc N/m
Cây vặn đầu 6 cạnh cở 2, 4, 5, 6, 8 mm ( allen wrenches)
Cây vặn đầu mở, cở 9, 10, 15 mm ( open-end wrenches)
15 mm box end wrenches
Socket wrench, 14, 15, 19 mm socket
T25 Torx wrench
Tuốc nơ vít đầu 4 cạnh số 1 ( No. 1 phillips head screwdriver)
Dụng cụ tháo vỏ xe và bơm
Bơm áp suất cao dùng cho ống nhún trước và sau

Cách điều chỉnh các bộ phận

Yên xe

Điều chỉnh yên xe thích hợp sẽ tạo sự thoải mái cho người chạy, ngay cả trên quảng đường dài.

Để chọn góc nghiêng của yên thích hợp, trước hết chạy thử xe với mặt yên nằm ngang.


Với xe có ống nhún sau, hãy để đầu yên xe hơi thấp xuống, sau cho khi ngồi lên thì bề mặt yên sẽ nằm ngang.

Có thể di chuyển yên về phía truớc hoặc sau để có tư thế ngồi tốt nhất.

Chú ý: điều chỉnh vị trí yên không đúng, có thể gây chèn ép các mạch máu và làm cho chân bạn bị đau hoặc tê cứng. Nếu sau khi đã điều chỉnh lại, bạn vẫn bị đau, hãy thay thế loại yên khác.

Điều chỉnh chiều cao yên


1. Ngồi lên yên với tư thế giống như khi đang chạy, chân không mang giày, gót chân đặt lên pedal.
2. Điều chỉnh chiều cao yên sao cho chân có thể duổi thẳng khi đạp hết cở.
3. Khi điều chỉnh đúng, bạn mang giày vào, khi đạp hết cở, cẳng chân vẫn còn hơi gập nhẹ là được.


Chú ý: Khi điều chỉnh, vạch tối đa trên cốt yên vẫn phải nằm trong sườn xe. Nếu bạn điều chỉnh yên cao hơn, cốt yên có thể rơi ra ngoài.


Kiểm tra cổ xe ( Headset)

Bóp thắng truớc, và đẩy xe về phía trước và sau để kiểm tra độ “rơ” của cổ xe
Nhấc bánh trước lên, và bẻ tay lái sang 2 bên. Nếu tay lái cứng hoặc không “êm”, bạn cần điều chỉnh lại

Chú ý: điều chỉnh cổ xe cần dụng cụ chuyên dùng, và kinh nghiệm. Do vậy bạn không được tự điều chỉnh, mà phải mang xe đến nơi bảo trì.

Kiểm tra hệ thống truc giửa (crankset)

Lấy dây sên ra khỏi đĩa, rồi quay sao cho 1 giò đĩa song song với ống típ đứng. Dùng một tay giữ giò đĩa, một tay giữ ống típ đứng, rồi đẩy chúng theo hướng lại gần và xa nhau để kiểm tra độ “rơ” của trục giửa.

Nếu giò đĩa không thể quay nhẹ nhàng, hoặc có tiếng kêu khi quay, bạn cần mang xe đến nơi bảo trì để kiểm tra lại.

Nguồn: Nguyên bản tiếng Anh.
http://www.trekbikes.com/pdf/owners_manuals/my07/07TK_OM_english.pdf

 

tin tức liên quan