DMCA.com Protection Status

Email:

xedapfbike@gmail.com

Hotline:

092.987.6666 - 092.481.6666
Loading...

Danh mục

menu sản phẩm

Loading...

sản phẩm đặt biệt

Sửa Chữa Tại Nhà

Sửa Xe Đạp Tại Nhà

 

Trung tâm sửa xe đạp tại nhà tốt nhất Hà Nội  chuyên khắc phục các sự cố về xe đạp điện xe máy điện. Dịch vụ chu đáo tốt nhất đến người sử dụng giá cả hợp lý. Sử lý trong vòng 1 giờ sau khi báo.

Trong thời gian gần đây, số lượng xe đạp điện tăng nhanh trên đường phố Việt Nam do sự gọn nhẹ và tiện lợi khi sử dụng của nó bên cạnh đó sửa xe đạp thể thao tại nhà là dịch vụ khá mới mẻ xuất hiện tại Hà Nội và các thành phố lớn. Với ưu điểm lớn nhất là mang lại sự tiện lợi cho khách hàng nên dịch vụ này ngày càng được nhiều người sử dụng.

Tuy nhiên số lượng cửa hàng sửa xe đạp địa hình tại nhà Hà Nội đang dần mọc lên rất nhiều, khiến người sử dụng lo lắng không biết nên lựa chọn nơi nào để sửa chữa chiếc xe đạp điện của mình .Và đôi khi, vì không đủ thông tin hoặc nên nhiều người sử dụng đành chọn theo cảm tính một cửa hàng nào đó để sử dụng dịch vụ sửa xe tận nhà 

Nắm bắt được tâm lý đó, và quan trọng hơn cả là chiến lược kinh doanh kết hợp với đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên bắt buộc phải có đạo đức nghề nghiệp, trung tâm sửa xe đạp đua tại nhà F-Bike đã và đang xây dựng hình ảnh đẹp trong suy nghĩ của khách hàng.

Nếu như khi lựa chọn mua xe đạp điện người dùng chủ yếu quan tâm đến chất lượng, giá cả thì sữa xe thì người dùng phải quan tâm đến nguồn gốc và trình độ kỹ thuật sữa chữa của nhân viên. Đến với Trung tâm sửa chữa xe đạp , khách hàng sẽ cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết và lòng nhiệt tình của các kỹ thuật viên. Khách hàng hoàn toàn có thể thoải mái đưa ra những yêu cầu, thắc mắc liên quan đến xe đạp điện và sẽ được hỗ trợ, giải đáp chu đáo.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA XE TRƯỚC MỖI CHUYẾN ĐI :

 Trong quá trình sử dụng xe đạp thể thao không thể tránh được việc các chi tiết bị bám bẩn, khô dầu mỡ, phát ra tiếng kêu lạ… dẫn đến tình trạng xe hoạt động không được trơn tru, chính xác, một số linh kiện xe bị xuống cấp nhanh, các phụ kiện bị hỏng do va chạm, do sử dụng sai cách,. Dưới đây là một số các kiểm tra xem xe có gặp vấn đề gì không trước mỗi chuyến đi dài .                                                                      Trước mỗi lần chạy xe, bạn cần kiểm tra xe theo danh sách dưới đây. Nếu phát hiện có bộ phận nào bị hư, bạn cần thay thế hoặc mang đến tiệm sửa xe.

1. Bánh xe
2. Áp xuất lốp xe
3. Thắng xe
4. Tay lái và stem
5. Yên và cốt yên
6. Điều chỉnh ống nhúng
7. Đèn và guơng phản chiếu
8. Khung xe, fork và các bộ phận

 - Bánh xe:

kiểm tra xem bánh xe có đều không. Nhấc xe lên rồi quay bánh xe. Nếu niền xe (rim) nhảy lên xuống, hoặc lắc qua lại, thì nên thay thế hoặc sửa.

Kiểm tra xem khóa gài bánh xe có chắn chắn không  .

Nhấc bánh xe lên rồi vỗ vào bánh xe xem nó có rơi ra hoặc bị lệch không Kiểm tra áp suất lốp xe có đúng như trong hướng dẫn ghi trên vỏ xe không.

- Thắng xe (Phanh):

Với thắng xe loại Hand-rim brake , má thằng phải song song với niền xe , khoảng cách giửa má thằng và niền xe là 1-2mm ở trạng thái bình thường ( không bóp thắng) Với thắng đĩa, má thắng phải cách đĩa từ 0.25 – 0.75mm ở trạng thái bình thường.

Bóp thắng trước và sau lần lượt để kiểm tra xem có ăn không. Bóp tay thắng và đo khoảng di chuyển của tay thắng. Nếu >15mm là thắng quá rộng, nếu <7mm là quá chật, cần điều chỉnh.
Kiểm tra độ căng của dây sên ( với xe có líp và đĩa cố định ): dùng ngón tay để nâng dây sên lên xuống. Khoảng di chuyển phải từ 6-12mm .Nếu ít hay nhiều hơn thì phải điều chỉnh.                                             - Tay lái và stem  

 Kiểm tra xem stem có thẳng hàng với bánh trước không. Kẹp bánh trước giửa 2 chân, rồi bẻ tay lái sang 2 bên xem có di chuyển không, vặn tay lái xem có xoay được không. Nếu có thì phải cố định lại. Kiểm tra các dây cáp có bị căng hoặc xoắn khi bẻ tay lái sang 2 bên không.

- Yên và cốt yên

Kiểm tra bằng cách xoay yên sang 2 bên, và kéo đầu yên lên/xuống. Nếu yên di chuyển được thì phải cố định lại

- Ống nhún phuộc 

Bảo đảm rằng ống nhún được điều chỉnh cho thích hợp với cấp độ của xe , Kiểm tra để bảo đãm là có một khoảng cách an toàn khi ống nhún đã nhún xuống hết cở. 

Kiểm tra đèn và gương phản chiếu ( nếu có), bảo đãm rằng đèn đã đuợc nạp đầy điện và có thể hoạt động được.

- Sườn, fork và các bộ phận liên quan

Cẩn thận kiểm tra sườn xe, fork và các bộ phận liên quan trước và sau khi chạy xe, để tìm các dấu hiệu của sự làm việc quá sức ( fatigue) của các bộ phận này, đó là các dấu hiệu:

• Vết lõm
• Vết nứt
• Vết trầy sướt
• Sự méo mó, biến dạng
• Sự thay đổi màu sắc, biến màu, bạc màu
• Tiếng động không bình thường

Việc kiểm tra này đặc biệt cần thiết nếu như chiếc xe vừa trải qua những chấn động mạnh ( như lao qua những hố to), hoặc chạy trên địa hình xấu.
Cách mà bạn chạy xe sẽ ảnh hưởng đến độ bền của suờn xe và các bộ phận khác. Nếu bạn chạy một cách mạnh mẽ (hard or aggressively), thì bạn sẽ phải thường xuyên thay thế phụ tùng hơn là nếu bạn chạy một cách nhẹ nhàng và cẩn thận (smoothly or cautiously). Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng độ bền của xe như là trọng lượng, tốc độ chạy, kỷ thuật chạy, môi trường ( nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn…). Điều quan trọng là bạn phải tự đánh giá được thời gian cần thiết để thay thế các phụ tùng. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi nhà cung cấp xe. Và có một quy luật chung, đó là bạn càng thường xuyên thay thế các phụ tùng bị hao mòn, thì bạn càng được an toàn.

CHÚC CÁC BẠN CÓ MỘT HÀNH TRÌNH THẬT TUYỆT TRÊN MỖI CHUYẾN ĐẠP XE .